Thuyết minh đèo Mã Pì Lèng

08/12/2021 15:42 +07 - Lượt xem: 85350

Mã Pì Lèng (Hà Giang) nổi tiếng là một trong “tứ đại đỉnh đèo” hùng vĩ ở vùng núi phía bắc nước ta, cùng với đèo Ô Quy Hồ (nối liền...

Mã Pì Lèng (Hà Giang) nổi tiếng là một trong “tứ đại đỉnh đèo” hùng vĩ ở vùng núi phía bắc nước ta, cùng với đèo Ô Quy Hồ (nối liền Lào Cai và Lai Châu), đèo Pha Đin (nối liền Sơn La và Điện Biên) và đèo Khau Phạ (Yên Bái).

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/12/deo-ma-pi-leng-ha-giang-wondertour-1024x688.jpg

Dạ vâng thưa tất cả quý cô chú anh chị, Đèo mã pì lèng thuộc ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái của Huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Đèo Mã Pì Lèng nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc khoảng 200 km nối liền từ Thành Phố Hà Giang đến Thị xã Đồng Văn tới Thị trấn Mèo Vạc. Đèo được coi là con đèo nguy hiểm nhất trong tứ đại đỉnh đèo của miền bắc nước ta “ bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ ( Từ Lai Châu sang Lào Cai) Đèo Khau Phạ (Yên Bái) và Đèo Pha Đin (nối liền Sơn La và Điện Biên)”. Đèo mã pì lèng được mệnh danh là vua của các loại đỉnh đèo. Mã Pì Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “Sống mũi ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. Tuy nhiên, theo một số người Mông bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là “sống mũi mèo”.

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Và trong quá trình mở con đường hạnh phúc- và sao lại được gọi là đoạn đường hạnh phúc, xin thưa quý anh chị Con đường Hạnh Phúc Hà Giang được khởi công xây dựng vào tháng 9/1959, sau 8 năm mới hoàn thành. Công trình có tổng chiều dài khoảng 200 km chạy qua cao nguyên đá Đồng Văn và đỉnh đèo Mã Pí Lèng đến Mèo Vạc. Sở dĩ nó được gọi với cái tên là “con đường Hạnh phúc” bởi đây là thành quả của sự hy sinh cả máu và hoa, là truyền thống sức mạnh và đoàn kết của thanh niên 16 dân tộc. Hơn 1.300 thanh niên xung phong và hơn 1.000 nhân công, họ làm việc bằng những công cụ hết sức thô sơ, chỉ là cuốc, xẻng, là xà beng, búa tạ,… trong điều kiện vô cùng khó khăn, thiếu thốn lương thực, nước uống và cả kiểu khí hậu khắc nghiệt của vùng cao, đoạn đường đèo mã pì lèng được coi là đoạn đường thi công khó khăn, gian khổ, nguy hiểm nhất. Năm 1963 đoạn đường từ hà giang lên đồng văn dài 163km đã được khơi thông, nhưng sau đó lại tiếp tục cho mở tiếp một đoạn đường dài 21km từ đồng văn sang mèo vạc, thì đến năm 1965 mới hoàn thành. Riêng đoạn đèo mã pì lèng đã phải mất 11 tháng trời mới để thi công, như anh chị đã biết, trước đây khi mở con đường này là hoàn toàn bằng sức lao động của con người với những dụng cụ thô sơ, đến khi mà mở đoạn đường mã pì lèng thì đã có một chiếc máy khoan nhỏ 4 mũi, các anh đã phải làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nhiệt, mùa hè thì nắng cháy như gian, mùa đông thì cái lạnh cắt da cắt thịt, địa hình thì  treo leo hiểm trở, nhưng với ý chí của tuổi trẻ, không có điều gì có thể làm cho các anh nản lòng cả, chính vì vậy từng Cm đoạn đường đi đều là những giọt mồ hôi, sương máu, công sức của những thanh niên xung phong mở đoạn đường này, khi mở cái đoạn đường này cũng là khu vực hiểm trở, ban chỉ huy công trường đã kêu gọi thanh niên xung phong tham gia vào đội cảm tử mà ban chỉ hủy công trường gọi là đội cơ dũng, lúc đó có hơn 100 TNXP đăng ký, nhưng chỉ chọn ra được 20 người khẻo mạnh và gan dạ nhất,và ban chỉ huy công trường cũng đã chuẩn bị được 2 tấn dây thừng, do mở đoạn đường hiểm trở, không biết có sự cố gì xảy ra hay không,  nên ban chỉ huy công trường đã âm thầm chuẩn bị 20 cỗ quan tài, để dưới lán cách khu vực phá đá 2 cây số, do thời gian gấp gáp nên mới chỉ chuẩn bị được 11 cỗ quan tài, và mỗi buổi sáng trước khi leo lên để đục đá, nhét thuốc nổ vào thì phía  bên dưới đã tổ chức lễ truy điệu sống và từng người hô quyết thắng, quyết thắng, để thể hiện lòng quyết tâm sau đó vác choòng, búa, thuốc nổ rồi trèo lên vách núi, treo mình giữa lưng chừng núi, quay lại cuồng quay làm việc, đã dùng sức người nhỏ bé của mình để chọi lại với biển đá nghìn năm, nhưng vách đá cao những 50-60m lận, đục từng ít đá để nhét thuốc nổ vào, đến bữa trưa các anh đã phải thả dây thừng xuống để kéo thức ăn lên, ăn cơm trưa ở trên công trường, cũng chính vì đoạn đường treo leo hiểm trở này, mà nhà thơ Xuân Diệu một lần lên thăm công trường đã phải thốt lên những vần thơ rằng:

“ Ôi, Mã Pì Lèng trăm gian ngàn khó

Vách “56” trên đầu cheo leo hiểm trở;

Dưới chân sông Nho Quế thăm thẳm, rợn người.

Chín tháng treo thân, vạt núi ngang trời

Khát cháy cổ, nhường nhau từng ngụm nước

Nắm cơm nào từ trăm thước câu lên.

Trăm khối đá mới được đường một thước

Tổ chữa troòng cũng thức trắng đêm đêm”

Hay là những vẫn thơ khác so sánh hiểm trở của con đèo đã nói rằng:

“ Việt Nam mang danh Mã Pì Lèng

Vắt vẻo lưng chừng cao nguyên Hà Giang

Mây đạp dưới chân, trời đụng trán

Đường Thục, Mã Pì Lèng, đâu hiểm hơn”

Nhưng cũng rất là may mắn, khi mở đoạn đường nguy hiểm, gian nan nhất thì không có ai hy sinh, nhưng cho tới khi con đường sắp được hoàn thành thì mới có người hy sinh, đó là Anh ĐÀO NGỌC PHẨM người quê ở thái nguyên, trong lúc đang mở đường có một tảng đá rơi từ trên xuống, đúng lúc đó thì có 2 cha con người mông đi chợ về đi đúng vào ngay vị trí tảng đá đang rơi xuống, anh Phẩm nhìn thấy vậy đã kéo tay 2 cha con lại và anh đã bị trượt chân rơi xuống vực, đồng đội của anh đã phải dùng dây thừng, buộc vào lưng, leo xuống dưới vực sâu, khoảng 4-500m thì mới thấy thi thể của anh, nhưng lúc đó thi thể của anh không còn nguyên vẹn nữa, chỉ thấy 2 cái đùi treo trên ngọn cây.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/07/deo-ma-pi-leng-1.jpg-1.jpg

Và khi con đường này hoàn thành đã có 14 TNXP hy sinh, trong đó có 5 người mất là do tai nạn lao động, còn 9 người mất là do sốt rét ác tính. Trong những người mà bị mất khi bị sốt rét ác tính thì có Anh LƯƠNG QUỐC TRANH quê ở lạng sơn, trước khi anh mất, anh đã nói với đồng đội của anh rằng:

tôi chết, tôi sẽ mãi nằm bên vệ đường đồng văn, anh em phải tiếp tục phá đá mở đường, mai đây con đường hạnh phúc hoàn thành, anh em được về quê sứ lạng, có còn ai nhớ đến tôi không, tôi sẽ nhớ mọi người lắm đấy” và chính câu nói này của anh đã được khắc lại bia đá danh sách 14 TNXP hy sinh, ở tượng đài TNXP.

Và người ta cũng nói rằng “ có đi đến hà giang, qua con đường hạnh phúc, vượt đèo mã pì lèng thì mới thấm thía được bài thơ  “muối cụ hồ

Sau đây em xin trích mấy câu trong bài thơ:

“ người Mèo ngày xưa bao đời lại

Ở đất Đồng Văn đói khổ nghèo

Ngẩng đầu thấy núi cao chót vót

Cúi đầu thấy đá chồng chất nhau

Bắc gùi xuống đất trên khe đá

Nó mọc lên không chịu ra hoa!”

Khi mà cả đoàn chúng ta về kết thúc chuyến hành trình này có cảm thấy hạnh phúc hay không, cũng chính là một phần nhờ vào con đường này, còn bây giờ quý anh chị hãy tiếp tục đón hạnh phúc ở phía trước mặt chúng ta.

Đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi cao hiểm trở, còn có cơ hội ngắm nhìn Hẻm vực Tu Sản được mệnh danh là hẻm vực sâu nhất Việt Nam cũng như Đông Nam Á, với chiều cao vách đá lên đến 800m, dài 1,7km và sâu gần 1km, là kỳ quan độc nhất vùng cao nguyên đá Đồng Văn.

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Hẻm vực này là sản phẩm của sự kiến tạo kỳ diệu từ hàng triệu năm trước, khi nơi đây còn chìm trong lòng đại dương mênh mông. Rồi qua quá trình thay đổi, kiến tạo của Vỏ Trái Đất, nước rút xuống, bào mòn núi tạo ra di sản độc nhất vô nhị này. Từ hẻm vực Tu Sản, bạn sẽ thấy dòng sông Nho Quế êm đềm trôi. Đi thuyền trên dòng Nho Quế qua đoạn hẻm vực này, du khách sẽ được chứng kiến sự hùng vĩ, sừng sững giữa trời của Hẻm Tu Sản, cùng dòng sông xanh ngọc, những cây hoa gạo nở đỏ thẫm, đẹp như một bức tranh.

Ngày 16/11/2009, bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp khu vực Mã Pì Lèng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Trong đó, đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan; khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Và hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Nội dung trên có thể tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau

Nội dung thuyết minh còn tiếp….liên hệ Wondertour để được hướng dẫn tải bài thuyết minh đầy đủ. 

Đăng ký tour

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Để đăng ký tour: Hà Giang tại đây

hoặc liên hệ với Wondertour
Địa chỉ: 100 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 02437722777, Hotline: 0931722777

Hướng dẫn viên: Lường Hoài Nam

 Bài thuyết minh độc quyền trên Wondertour, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.

 

 

 

 

 




    Đăng ký tư vấn

      Đặt tour đoàn/ Nhóm riêng

      • Dự kiến khởi hành

      • Dự kiến ngày về


      Thông tin khách hàng


      Bài xem nhiều