Thuyết minh Cột Cờ Lũng Cú

15/12/2021 10:39 +07 - Lượt xem: 217157

Hà Giang là một trong những điểm du lịch vùng cao quyến rũ bậc nhất Việt Nam với vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, nét ngây thơ của trẻ...

Hà Giang là một trong những điểm du lịch vùng cao quyến rũ bậc nhất Việt Nam với vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, nét ngây thơ của trẻ nhỏ hay những ánh mắt sáng ngời của các cụ già đều mang đến nhiều cảm xúc. Hà Giang không chỉ có cột cờ Lũng Cú, điểm cực Bắc của Tổ Quốc, mảnh đất này còn làm du khách mê mải với những cung đường uốn lượn theo rặng núi cao chót vót. Hà Giang luôn đẹp, không chỉ bởi những mùa hoa mà cả bốn mùa trong năm. Cùng Wondertour khám phá Hà Giang ngay hôm nay! 

Cột cờ Lúng Cú

Lời đầu tiên thì cho e gửi lời chào đến toàn thể các bạn sinh viên và cô giáo của lớp C16G1đến với điểm tham quan cột cờ Lũng Cú – Hà Giang. Thay mặt cho công ty Wondertour, cho e gửi đến đoàn nhà mình lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất. Chúc cho chuyến đi của đoàn nhà mình diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp và nhiều kỉ niệm đẹp ạ. Em là là Nguyễn Ngọc Quang hướng dẫn viên tại điểm của đoàn chúng ta ngày hôm nay. Hà Giang nổi tiếng với các di sản gắn liền với lịch sử giữ nước của dân tộc. Trong đó, phải kể đến di tích cột cờ Lũng Cú, một trong những cột cờ thiêng liêng bậc nhất của nước ta.  Có thể khẳng định rằng di tích này đã tồn tại cùng với sự hình thành dải đất thiêng liêng hình chữ S của Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc trong công cuộc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ, để lại nhiều ấn tượng cho du khách thập phương.

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Dạ vâng, để đoàn nhà mình thêm thích thú hơn với chuyến đi, thì sau đây em xin chia sẻ đôi chút hiểu biết của mình về điểm tham quan ngày hôm nay của đoàn nhà chúng ta ạ.

Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nơi Đài vọng cảnh cực Bắc Việt Nam,cách cực Bắc Việt Nam khoảng 3,3 km theo đường thẳng. Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đất có 02 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho người dân tộc hai bản sử dụng.

Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển. Đây là một điểm nhỏ trên đoạn đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Nếu mô phỏng một cách tương đối hình dạng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc thành chóp nón thì hai điểm thấp nhất theo vĩ độ là A pa Chải, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái, còn Lũng Cú là đỉnh của chóp nón này cũng là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam.

Theo ghi chép, cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt. Lúc ban đầu, công trình chỉ làm bằng cây sa mộc dựng trên nền đất. Sau này, vào năm 1887, khi thực dân Pháp đã thôn tính hoàn toàn nước ta, cột đã được xây dựng lại. Từ đó đến nay, công trình đã được nhiều lần trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian và có diện mạo như ngày nay.

Theo thiết kế cột cờ mới được xây dựng với chiều cao 33,15m (hơn cột cờ cũ 10m) trong đó phần chân cột cao 20,25m, đường kính ngoài thân cột rộng 3,8m. Kiểu dáng bát giác của cột cờ khá gần với kiểu cột cờ Theo ghi chép, cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt. Lúc ban đầu, công trình chỉ làm bằng cây sa mộc dựng trên nền đất. Sau này, vào năm 1887, khi thực dân Pháp đã thôn tính hoàn toàn nước ta, cột đã được xây dựng lại. Từ đó đến nay, công trình đã được nhiều lần trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian và có diện mạo như ngày nay.

Theo thiết kế cột cờ mới được xây dựng với chiều cao 33,15m (hơn cột cờ cũ 10m) trong đó phần chân cột cao 20,25m, đường kính ngoài thân cột rộng 3,8m. Kiểu dáng bát giác của cột cờ khá gần với kiểu Hà Nội. Chân, bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh mô phỏng hoa văn mặt của trống đồng Đông Sơn và những họa tiết minh họa các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước, cũng như con người, tập quán của các dân tộc ở Hà Giang. Thân cột cờ có cầu thang thang xoắn ốc 140 bậc có lối đi hẹp và ánh sáng vừa đủ sẽ dẫn lối đi bộ đi lên đỉnh. Vào thời điểm khánh thành, cột cờ được làm bằng nguyên một thân cây gỗ pơ mu cao gần 13m. Lá cờ tung bay trên đỉnh cũng tương tự như những lá cờ sử dụng trước đó, có diện tích 54m vuông. Đường lên đỉnh núi có cột cờ cũng được xây dựng lại với 839 bậc đá lên theo lối cũ và đồng thời xây một lối đi mới cũng có số lượng bậc là 839 đi xuống. Dưới chân cột là nhà lưu niệm trưng bày các dụng cụ lao động, trang phục, sản phẩm văn hóa của các dân tộc Hà Giang.

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Cách cột cờ khoảng 330m là đồn biên phòng Lũng Cú nằm ngay dưới chân núi. Đơn vị có nhiệm vụ chính bảo vệ 25,5 km đường biên giới Lũng Cú giáp Trung Quốc. Tương truyền tại địa điểm dựng đồn biên phòng này, từ thời Tây Sơn sau khi đại thắng quân xâm lược phương Bắc, hoàng đế Quang Trung đã cho đặt một chiếc trống đồng rất lớn và cứ mỗi canh giờ trống lại được gióng lên ba hồi vang xa như để khẳng định chủ quyền đất nước. Chính vì thế, Lũng Cú khi đọc chệch âm sang âm tiếng H’Mông là Long Cổ, tức trống của vua, và người H’Mông tại nơi đây hầu như đều biết đánh trống đồng. Rất có thể cũng vì một trong những lý do nói trên mà nhà nước Việt Nam khi xây dựng cột cờ đã đặt phù điêu trống đồng Đông Sơn dưới chân cột. Để lá cờ đỏ sao vàng luôn tung bay trên đỉnh núi Rồng là biết bao giọt mồ hôi, sự mưu trí, dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ biên phòng và người dân nơi đây. Lá cờ ấy luôn gắn bó với cuộc sống, sinh hoạt của quân và dân nơi đây, góp phần mang lại bình yên, bảo vệ vững chắc bờ cõi mà cha ông bao đời gây dựng, giữ gìn.

Đến Hà Giang ghé thăm cột cờ Lũng Cú, một địa điểm không chỉ đẹp mà đầy ý nghĩa, giá trị và lòng tự hào dân tộc.  Cột cờ Lũng Cú tỉnh Hà Giang là nơi ghi dấu cực Bắc Việt Nam, một trong những điểm đến thiêng liêng của Tổ quốc, được nhiều mong muốn ghé thăm trong hành trình khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn kỳ vĩ.

Dạ vâng nói về cột cờ Lũng Cú thì Cột cờ này đã có từ rất lâu đời.  Sử sách truyền rằng, sau khi đẩy lùi quân xâm lược phương Bắc sang tận Ung Châu, tướng quân Lý Thường Kiệt trở về qua biên ải hội quân, ông cắm một lá cờ trên đỉnh núi Rồng và nói đại ý: Đất này là của cha ông ta. Nơi đây là máu thịt của Tổ quốc, chúng ta phải giữ gìn.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/11/cot-co-lung-cu-ha-giang-wondertour-1024x576.jpg

Đến thời Tây Sơn, sau đại thắng quân Thanh, vua Quang Trung đã cho đặt một chiếc trống đồng lớn tại đây và cứ mỗi canh giờ lại gióng lên ba hồi vang xa như lời khẳng định chủ quyền đất nước. Vì thế Lũng Cú còn hàm ý “Long Cổ” nghĩa là trống của vua. Còn theo tiếng Mông nghĩa là “Long Cư” nơi cư ngụ của rồng.

Năm 1978, đồn biên phòng Lũng Cú dựng một cột cờ cao trên 10m bằng gỗ sa mộc, treo lá cờ 1,2m².

Năm 1991, nhận được chỉ đạo từ trên, nhân dân các dân tộc Lô Lô, Mông, Dao ở Lũng Cú đã đi khắp các vùng rừng núi để tìm cho được 1 cây Pơ mu cao gần 13m, thân thẳng đứng như mũi tên hướng lên trời kiêu dũng, rồi gần 20 trai tráng đã vận chuyển thân cây nặng hàng tạ để đưa lên đỉnh núi Rồng làm Cột cờ.

Cuối năm 2000, những chiếc quẩy tấu thô mộc của người dân Lũng Cú kéo lên đỉnh núi Rồng gần 2 tấn thép, 8.000 viên gạch, 70 mét khối đá và cát để xây dựng cột cờ. Khởi công vào tháng 4 năm 2001 và hoàn thành vào tháng 12. Tiếp năm 2002, đường lên Cột cờ Lũng Cú được nâng cấp, trải nhựa và xây toàn bộ các bậc đá.

Đến 2010, sau 196 ngày thi công, trùng tu nâng cấp, cột cờ Lũng Cú mới đã hoàn thành, với phần thân cột cao hơn 20m, đường kính ngoài thân rộng gần 4m. Trên cột cờ là lá cờ diện tích 54m² tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam.

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Cột cờ Lũng Cú được dựng theo mô hình cột cờ Hà Nội, nhưng kích thước nhỏ hơn. Về kiến trúc, cột cờ được thiết kế theo hình bát giác, chân cột cờ gắn 8 tấm phù điêu đá xanh minh họa cho các giai đoạn thời kỳ lịch sử của đất nước và các phong tục tập quán của nhân dân tỉnh Hà Giang, phía trên có gắn 8 mặt trống đồng.

Đường từ Đồng Văn lên Lũng Cú mê hoặc lòng người bởi vẻ hùng vĩ của những dãy núi đá tai mèo sừng sững. Tới nơi, từ xa đã trông thấy Cột cờ tọa lạc trên đỉnh núi Rồng có độ cao khoảng 1.700m so với mặt nước biển.

Đến chân núi Rồng, thưa quý khách chúng ta sẽ tiếp tục chinh phục 389 bậc đá dẫn lên Cột cờ Lũng Cú, để rồi ngỡ ngàng trước bức tranh thiên nhiên ngoạn mục, toàn cảnh cao nguyên đá Đồng Văn trùng điệp như một kiệt tác của tạo hóa, chấm phá những bản làng mộc mạc, hay Hải Cẩu Hoàn cong cong hình chữ M ẩn hiện dưới màn sương trắng, và những thửa ruộng bậc thang uốn lượn như những hoa văn được nắn nót vẽ nên

Cùng 2 hồ nước lớn quanh năm không cạn, nằm gần như đối xứng, được người dân nơi đây ví như “mắt rồng” gắn với truyền thuyết cổ xưa, tạo thành bức họa độc đáo. Một bên là làng Lô Lô Chải, chủ yếu là người Lô Lô; một bên là làng Thèn Pả, 100% đồng bào Mông. Họ đã sinh sống lâu đời ở đây, bản sắc văn hóa đậm đà; họ bám đất, bám làng để cấy lúa, trồng ngô xây dựng cuộc sống và bảo vệ biên cương Tổ quốc.

Nhưng đó chưa phải là điểm cao nhất, bởi trong lòng Cột cờ Lũng Cú còn có một cầu thang xoắn ốc 140 bậc. Lần theo lối đi hẹp hắt ánh sáng qua ô cửa nhỏ, quý khách như bị hút lên cao theo cơn gió lộng từ trên đỉnh đầu. Vòm sáng mở rộng dần, mang theo ánh nhìn mới, cảnh vật như bị thu nhỏ lại, ẩn hiện sau màn sương bảng lảng, nhưng rõ bên tai là tiếng lá cờ đang hòa ca cùng gió, ai nấy như vỡ òa cảm xúc thiêng liêng.

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Đến tham quan Cột cờ Lũng Cú Hà Giang vào mùa Xuân, đón bạn là những cánh rừng thông, sa mộc, hoa lê trắng ngần, hoa đào sắc thắm…; được nghe tiếng đàn môi tâm tình gọi bạn, tiếng khèn Mông quyến rũ và tiếng trống đồng âm vang bên bếp lửa bập bùng. Còn những tháng mùa Hạ, khung cảnh nơi đây dường như mở rộng, trời trong, mây trắng, nắng vàng như rót mật. Hay đến vào mùa Thu, để rồi mê đắm bởi sắc hương của những thảm hoa tam giác mạch ngút ngàn. Và mùa Đông, nơi đây như chìm trong lớp sương trắng, thi thoảng lại có tuyết rơi.

Ngoài ra có một số món đặc sản mà quý khách nên thử khi đến Lũng Cú – Hà Giang  như: Bánh buốn trứng, Xôi ngũ sắc, Thắng cố ạ

Vâng Lũng Cú – Hà Giang không chỉ là nơi mang lại niềm vui cho mười người đến tham quan mà còn là một di tích lịch sử độc đáo giàu giá trị văn hóa lịch sử. Là một điểm đến hấp dẫn với nhiều khách du lịch

Lũng Cú – Hà Giang là một di tích lịch sử đậm đà bản sắc dân tộc, mang nhiều giá trị thể hiện truyền thống lịch ửu và phẩm chất, tâm hồn của người dân. Chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn và phát triển hơn nữa bản sắc tốt đẹp của di tích lịch sử Lũng Cú để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa lâu đầu của dân tộc.

Vâng thưa quý khách khi đặt chân đến cột cờ Lũng Cú thì có một câu chuyện nhuốm màu huyền thoại về đỉnh Lũng Cú, Lũng Cú là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc, trong đó nhiều nhất là đồng bào Mông và Lô Lô.

Lũng Cú có nhiều tên gọi, theo cách gọi dân dã, mộc mạc của đồng bào dân tộc Mông, thì Lũng Cú là Lũng ngô (vì theo tiếng Mông, cú có nghĩa là ngô). Còn đồng bào dân tộc Lô Lô thì gọi Lũng Cú là Long Cư – nơi rồng ở theo phiên âm tiếng Hán. Tương truyền rằng, khi xưa, rồng tiên xuống trần gian du ngoạn, yêu mến cảnh sắc tuyệt vời ở nơi đây, mà đậu xuống ngọn núi trước làng, chính là ngọn núi Rồng ngày nay.

Yêu mến mảnh đất này, nhưng rồng tiên cũng nhận thấy cuộc sống của người dân nơi đây vô cùng cực khổ, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, nên trước khi về trời, rồng tiên động lòng trắc ẩn, đã để hai con mắt của rồng tại nơi này. Và hai mắt rồng đã hóa thành hai hồ nước ngọt ở hai bên chân núi. Một hồ nước của làng Thèn Pả (thuộc làng dân tộc Mông) và một hồ nước của làng dân tộc Lô Lô.

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Nhờ có 2 hồ nước ngọt này mà cuộc sống của người dân nơi đây đã bớt phần vất vả. Điều kỳ diệu là, dù thời tiết có khô hạn thế nào, nước ở hai hồ này không bao giờ cạn. Xưa kia, người dân trong làng vẫn sử dụng nước ở hai hồ để ăn uống và sinh hoạt. Nhưng ngày nay, nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã xây dựng cho các hộ gia đình những bể chứa nước mưa tại nhà, chính vì vậy, người dân không sử dụng nước ở hồ để sinh hoạt nữa, mà chỉ sử dụng để tưới tiêu phục vụ mùa màng.

Và một câu chuyện lịch sử đầy oai hùng về Cột cờ Lũng Cú từ một cán bộ của Đồn Biên phòng Lũng Cú. Theo Thượng tá Phạm Ngọc Thủy, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên – Đồn Biên phòng Lũng Cú, sử sách ghi lại, di tích Cột cờ Lũng Cú ra đời từ thời Lý. Khi xưa, Thái úy Lý Thường Kiệt hội quân về trấn ải vùng đất biên thùy, đã cho cắm một lá cờ trên đỉnh núi Rồng, để khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta. Nhờ cột cờ này, mà suốt chiều dài lịch sử, mảnh đất biên ải nơi cực Bắc được tồn tại đến hôm nay.

Với những giá trị lịch sử sâu sắc, ngày 18/11/2009, Nhà nước đã công nhận Cột cờ Lũng Cú là Di tích lịch sử quốc gia.

Dạ vâng thưa quý đoàn chuyến tham quan Lũng Cú của chúng ta sẽ kết thúc tại đây ạ.

Đăng ký tour tại đây

hoặc liên hệ với Wondertour
Điện thoại: 02437722777, Hotline: 0931722777

Hướng dẫn viên: Lường Hoài Nam

 Bài thuyết minh độc quyền trên Wondertour, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.

 




    Đăng ký tư vấn

      Đặt tour đoàn/ Nhóm riêng

      • Dự kiến khởi hành

      • Dự kiến ngày về


      Thông tin khách hàng


      Bài xem nhiều