Thuyết minh tour Thanh Hóa: Sầm Sơn - Team building bãi biển: Bừng nhiệt huyết - Cháy đam mê

08/11/2021 16:00 +07 - Lượt xem: 51134

Tour Công nhân: Sầm Sơn - Team building bãi biển: Bừng nhiệt huyết - Cháy đam mêSầm Sơn là một trong những niềm tự hào của ngành du...

Tour Công nhân: Sầm Sơn – Team building bãi biển: Bừng nhiệt huyết – Cháy đam mê

Sầm Sơn là một trong những niềm tự hào của ngành du lịch Thanh Hóa nói riêng cũng như ngành du lịch Việt Nam nói chung. Với bãi biển chạy dài gần 6km, từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ, đây được coi là nơi lý tưởng để ‘trốn’ nóng, tận hưởng kỳ nghỉ dưỡng thanh bình bên bãi biển.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/11/tour-sam-son.jpg

1.Tóm tắt lịch trình

Ngày Thời gian Chương trình
 

Sáng

–        Xe và HDV của Wondertour sẽ đón khách tại điểm hẹn
–        Xe di chuyển đến Sầm Sơn

–        Đến đền bà Triệu vào dâng hương

01 Trưa –        Đến Sầm Sơn, nhận phòng, ăn trưa
Chiều –        Tập trung tại bải biễn để chơi Teambuilding
Tối –        Ăn tối tại nhà hàng

–        Tham gia hoạt động gale diner

 

 

Sáng –        Quý khách tự do tắm biển, đi chợ,….
02 Trưa –        Ăn trưa, check out
Chiều –        Trả khách điểm đón

 

2. Thuyết minh trên xe

Thưa quý cô chú, anh chị xe của chúng ta đang lăn bánh trên những con đường quen thuộc của thủ đô Hà Nội yêu dấu. Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ. Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.

Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại, được mệnh danh là Tiểu Paris phương Đông thời bấy giờ. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Hà Nội là thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau khi thống nhất tiếp tục là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Đó là thủ đô của Đông Dương thuộc Pháp 1887-1946 và của miền Bắc Việt Nam trước khi thống nhất miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế – xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Đã biến nơi đây trở thành thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới với 3359km2

Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” ngày 16 tháng 7 năm 1999. Quý khách thân mến, quý khách có biết tại sao lại có tên gọi là Hà Nội không ạ? Theo như em cũng tìm hiểu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, thì Và ý nghĩa tại sao lại gọi là Hà Nội vì Hà Nội” viết bằng chữ Hán là “河內”, nghĩa là “bao quanh bởi các con sông”, tên gọi này phản ánh vị trí địa lý của tỉnh Hà Nội. Tỉnh này nằm giữa hai con sông là sông Nhị (sông Hồng) ở phía đông bắc và sông Thanh Quyết (sông Đáy) ở phía tây nam.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/11/cao-toc-phap-van-cau-gie-wondertour.jpg

Thưa quý khách thân mến, hiện tại xe của đoàn nhà mình đang di chuyển trên con đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, có thể cô chú, anh chị đang thắc mắc rằng tại sao lại gọi là Pháp Vân – Cầu Giẽ đúng không ạ? Thì xin thưa rằng cái tên này được kết hợp từ một địa ranh và mội câu chuyện:

  • Pháp Vân: là vị phật vị thánh đứng đầu trong tứ pháp. Tứ Pháp là các vị Phật – Bồ Tát có nguồn gốc từ các nữ thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam gồm: Mây – Mưa – Sấm – Chớp, đại diện cho các hiện tượng tự nhiên có vai trò quan trọng trong xã hội nông nghiệp. Các vị Tứ Pháp vừa là Phật, vừa là Bồ Tát, vừa là Thần, lại mang nữ tính. Vì vậy, tín ngưỡng Tứ pháp là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Phật giáo và Tín ngưỡng dân gian qua câu chuyện nhà sư Ấn Độ và cô gái Man Nương. Thì câu chuyện Man Nương ở đây là như nào? Truyện Man Nương là tác phẩm văn học được xây dựng từ văn học dân gian truyền khẩu kể về Man Nương hay chính là kể về sự tích hình thành Tứ Pháp: Vào thời Sĩ nhiếp bên bờ tây sông Thiên Đức có ngôi chùa Phúc Thắng. Trụ tri trong chùa là nhà sư Đà La, chẳng những tài cao đức trọng mà còn có rất nhiều thuật phép lạ, nên được dân chúng khắp noi kính phục, tìm đến theo học rất đông. Thủa ấy, trong vùng có một người con gái tên gọi Man Nương, cha Man Nương tính tình thật thà, chất phác, lại siêng năng chăm chỉ, nhưng vì có tật nói lắp không tụng kinh được, nên sư Đà La giao cho việc nấu nướng để tiếp đái các tăng ni đến chùa. Mẹ mất sớm, nhà lại rất nghèo, cũng tìm đến chùa để xin theo học. Man Nương tính tình thật thà, chất phác, lại siêng năng chăm chỉ, nhưng vì có tật nói lắp không tụng kinh được, nên sư Đà La giao cho việc nấu nướng để tiếp đái các tăng ni đến chùa. Một đêm vào giữa tháng năm, trời khi ấy đã khuya, Man Nương nấu chín nồi cháo đã lâu mà nhà sư và các tăng ni vẫn còn mải mê tụng kinh niệm Phật. Khi tụng kinh xong, không thấy Man Nương bưng cháo lên như mọi lần, sư Đà La bèn xuống bếp để xem sự thể thế nào. Thấy Man Nương đã ngủ say, không tiện đánh thức dậy, nhà sư liền né người bước qua để vào lấy cháo. Không ngờ, chỉ như vậy thôi, mà Man Nương đã mang thai. Có thai được ba tháng thì Man Nương cảm thấy xấu hổ quá, bèn bỏ chùa ra về. Sư Đà La, sau đó cũng rời đi nơi khác. Mấy tháng sau Man Nương sinh hạ được một mụn con gái, bèn tìm đến nơi nhà sự đang tu hành, để trả con lại. Su Đà La ôm đứa trẻ, cùng Man Nương đi tới cây phù dung ở một ngã ba đường. Đó là một cây cổ thụ, cành lá xum xuê xanh tốt, lại có cái hốc rất to ở phía gầns gốc. Đặt đứa trẻ vào trong hốc cây, nhà sư nói: “Này cây, ta gửi con Phật. Ngươi hãy giữ lấy, sau này sẽ được thành Phật”. Nhà sư nói xong, thấy miệng hốc cây tự nthiên khép kín ngay lại. Trước khi từ giã Man Nương, sưg Đà La bảo nàng hãy tiếp tục đi tu, rồi giao cho một cây trượng mà bảo: “Ta cho nàng vật này. Khi nào trời hạn, đem cắm xuống đất, tự nhiên sẽ có mưa lớn”. Man Nương cung kính nhận lời. Từ đó, mỗi khi trời làmtt hạn hán, Man Nương lại cắm trượng xuống đất, thế là trời lại đổ mưa to. Dân chúng trong vùng thấy vậy, đều rất đỗi tình cảm vui mừng và cảm phục. Một năm, trời đổ mưa to lại thêm hão lớn, làm cho cây phù dung có đứa bé ở trong, bị đổ. Cây trôi đến bến sông mà phía trên có ngôi chùa sư cụ Man Nương đang trị trì thì dừng lại, dập dềnh ở bên mép nước. Dân trong làng thấy vậy, bèn cùng nhau mang thừng chão ra buộc vào để kéo cây lên. Nhưng lạ thay, mấy chục người, rồi sau đó mấy trăm người, cùng xúm vào, mà cây vẫn không nhúc nhích. Giữa lúc ấy, sư cụ Man Nương chống gậy từ trong chùa bước ra bến rửa tay. Thấy sự lạ, sư cụ bèn cầm vào một đầu dây kéo thử. Nhưng thật chẳng ngờ, khi sư cụ vừa khẽ chạm tay vào thì cây cũng lập tức chuyển động. Mọi người vui mừng, nhờ sư cụ kéo hẳn cây lên bờ, trong lòng ai ấy cũng đều thấy vừa ngạc nhiên vừa vô cùng cảm phục. Cho rằng cây phù dung này linh thiêng nên dân làng bàn nhau sẻ cưa ra, để tạc thành tượng thờ. Nhưng khi những người thợ mang dao, cưa đến để phát cành xẻ gỗ, thì dao và cua đều bị quằn, mẻ, không thể làm gì được. Dân làng lại phải nhờ đến sư cụ Man Nương. Chỉ sau khi sư cụ thắp hương đặt lể vật, khấn vái, rồi đứng ở đấy chứng kiến, thì tốp thợ mới phát cành và xẻ cây đuọc. Họ cưa thân cây ra làm bốn khúc, dự định sẽ tạc bốn pho tượng thờ. Nhưng đến đoạn gốc nơi có cái hốc đặt đứa trẻ ngày trước, thì tự nhiên một tảng đá lăn ra. Vì thấy tảng đá làm cho các đầu mũi cưa bị gẫy, nên tốp thợ tức quá, hò nhau lấy gáy rìu đập lấy đập để vào, cho hả giận. Lạ thật, tảng đá vẫn trơ ra, còn các gáy rìu, tất cả đêu bị quăn queo, méo mó. Biết không thể làm gì được, nhưng vẫn tức, tốp thợ lại hò nhau bê tảng đá ném xuống sông. Nhưng thật bất ngờ, khi vừa chạm mặt nước, thì tàng đá lóe sáng rồi vừa phát sáng vừa chìm xuống dưới đấy. làm cho cả một khúc sông sáng bừng lên, cùng với những quầng sóng rộng. Tất cả tốp thợ kinh hoàng, thế rồi tự nhiên, không ai bảo ai, cùng lảo đảo, loạng choạng, rồi nhất loạt ngã vật ra đất, bất tỉnh nhân sự. Tình thế thật vô cùng khẩn cấp. Những người được chúng kiến vội vã đi tìm lể vật, hương đãng, rồi mời sư cụ Man Nương xuống tận nơi khấn vái. Lại thuê cả thợ lặn đến để vớt tảng đá lên. Chỉ đến khi các việc thật xong xuôi, mới thấy tốp thợ dần dần hồi tỉnh lại. Bốn khúc gỗ cắt ở thân cây phù dung ra, sau đó được tạc thành bốn pho tượng thờ. Lúc ấy nhà sư Đà La hay tin, cũng trở về chứng kiến. Ngài đặt pháp hiệu cho bốn pho tượng là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, ý là để câu mong cho dân làng yên vui và quanh năm mưa thuận gió hòa, không bị mưa, bão, sấm, sét làm cho thiệt hại. Ngài lại bảo đem tảng đá vào đặt bên cạnh các pho tượng đã tạc. Thế rồi, mọi người nhìn thấy, các pho tượng tụ nhiên đều sáng bừng lên, hệt như đã được dát bên ngoài bằng vàng bằng bạc. Sau đó, theo lời dạy của nhà sư Đà La, bốn pho tượng được đưa về bốn ngôi chùa lớn trong vùng và các ngôi chùa này, từ đấy được mang các tên như của bốn pho tượng đã tạc. Riêng tảng đá, được đặt ở chính ngôi chùa có su cụ Man Nương đang trụ tri. tức là ngôi chùa có bến sông đã vớt được cây phù dung dạo trước. Sư cụ Nương còn trụ trì tại ngôi chùa này mấy chục năm nữa rồi mới viên tịch, lúc ở tuổi gần một trăm. Ngày viên tịch là ngày mồng bốn tháng tư (âm lịch), đúng bốn ngày trước lễ Phật đản. Dân chúng trong vùng vừa thương tiếc nhưng cũng vừa kính cẩn, tôn xưng sư cụ là Phật mẫu Man Nương. Danh hiệu “Phật mẫu” này để chỉ, khi sinh thời cụ đã sinh ra đứa trẻ – tảng đá, sau trờ thành tiền thân của bốn ngôi chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện trong vùng. Lại nói về bốn ngôi chùa này, từ khi có bốn pho tượng thờ mới, thì càng ngày càng trở nên linh ứng đặc biệt. Những năm lụt lội hay hạn hán kéo dài, dân chúng đến đây kêu cầu, đều thấy luôn luôn ứng nghiệm. Từ đấy, thiện nam tín nữ tìm về ngày mỗi thêm đông. Để tưởng nhớ Phật mẫu Man Nương, nên dân chúng trong vùng lấy ngày mồng bốn tháng tư – ngày sư cụ viên tịch – làm ngày lễ hội của cả bốn ngôi chùa. Hàng năm, cứ đến ngày này, ở các nơi dân chúng lại nô nức tìm về trảy hội, và dùng nước sạch để tắm rửa cho các pho tượng Phật trong chùa. Lâu dần, trở thành phong tục, gọi là Hội tắm Phật. Nền nông nghiệp Việt Nam cổ xưa được thể hiện qua câu tục ngữ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Như vậy nước là yếu tố quan trọng hàng đầu trong một nền nông nghiệp thuộc văn minh lúa nước. Nguồn nước chính phục vụ nông nghiệp vẫn đến từ mưa (Trông trời, trông đất, trông mây. Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm), muốn có mưa thì phải có mây, trước khi có mưa thì phải có sấm chớp. Vì thế những vị thần tự nhiên của người Việt bản địa là thần mây, thần mưa, thần sấm, thần chớp như một nhu cầu tự nhiên của cư dân nông nghiệp Việt cổ.

Bốn vị Tứ pháp chính gồm:

  • Pháp Vân (chủ quản mây)
  • Pháp Vũ (chủ quản mưa)
  • Pháp Lôi (chủ quản sấm)
  • Pháp Điện (chủ quản chớp)

Những vị thần tự nhiên này đã dung hòa với giáo lý đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ Ấn Độ để tạo thành các nhân vật tín ngưỡng đặc biệt, vừa là Phật vừa là Thần. Điều này thể hiện trước nhất ở tên gọi có chữ Pháp đứng trước hiện tượng tự nhiên (Vân, Vũ, Lôi, Điện) cho thấy các vị thần đã thuộc về Phật giáo.

Trong bốn vị Tứ Pháp thì Pháp Vân và Pháp Vũ là hai vị được thờ cúng rộng rãi nhất. Thông thường Pháp Vân được coi là chị cả, là vị Phật “lãnh tụ”, đại diện cho cả Tứ Pháp.

Ngoài những ý tưởng xây nên học thuyết và giáo lý, tín ngưỡng Tứ Pháp có cả một hệ thống kiến trúc minh họa cho lý thuyết trên. Quần thể các chùa được xây ở khoảng cách địa lý gần nhau, cùng thờ một hoặc nhiều vị Tứ pháp hiện chỉ tồn tại trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ, gọi là hệ thống chùa Tứ Pháp.

 Thưa quý đoàn, thì tên gọi Cầu Giẽ là một địa danh: và địa danh này rất nổi tiếng mà có thể quý vị đã được nghe nhiều trong bài hát Hà Tây quê lụa sáng tác của nhạc sĩ Nhật Lai sáng tác năm 1965 – Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

“Hà Tây … Vọng gác Thủ Đô.

Cô gái suối Hai chàng trai Cầu Giẽ,

Giữ lấy màu xanh biếc cho tấm lụa thanh thiên”

Thưa quý khách, về lý do mà Cầu Giẽ lại được nhắc đến nhiều đến thế. Bài hát được viết được viết trong thời kỳ chiến tranh, phải chăng Cầu Giẽ là quê hương của những Anh hùng? Cũng đúng, thời chiến, đâu chả là quê hương của những Anh hùng tại sao lại là Cầu Giẽ chắc phải có một lý do khác. Lý do khác ở đây chính là vị trí chiến lực của Cầu Giẽ. Khi Mỹ tiến quân ra đánh Hà Nội để tiến được vào Hà Nội trước hết phải xuyên thủng được tấm áo giáp Hà Tây.

Nếu Hà Tây là tấm áo giáp bảo vệ thủ đô thì Cầu Giẽ là chốt chặn để chống tiếp cận được tấm áo giáp đó. Cầu Giẽ nằm trên trục đường quốc lộ 1A – con đường huyết mạch xuyên suốt từ Bắc vô Nam. Mỹ muốn tiến ra đánh Bắc buộc phải đi qua Cầu Giẽ.

Thế tiến ra Bắc – nơi nào trên trục quốc lộ 1A Mỹ chả phải đi qua như vậy cũng chưa đủ còn lý do nữa vẫn chính là vị trí địa lý Cầu Giẽ may mắn có được. Cầu Giẽ là tên của cây cầu bắc qua sông Nhuệ đương nhiên anh muốn qua sông anh phải đi qua cầu- con đường

duy nhất  chính những điều đó mà Cầu Giẽ lại được nhắc đến nhiều như vậy, cây cầu mang tính chiến lược là thế

để bảo vệ nó phải cần đến những Anh hùng – những chàng trai Cầu Giẽ.

Như vậy chàng trai Cầu Giẽ bắt nguồn từ:

  • Là những anh hùng trong thời chiến
  • Là chốt chặn khi tiến vào thủ đô
  • Bảo vệ cây cầu mang tính chiến lược cao

 Thưa quý đoàn, đó là những lý do mà chàng trai Cầu Giẽ được nhắc tới nhiều như vậy. Và trên tuyến đường của ta đi sẽ qua 2 huyện Thường Tín và Phú Xuyên:

Đây là hai địa danh của mảnh đất được đặt tên từ thời Lê Mạc và đều thuộc Hà Tây Cũ. Năm 1975 thì xác nhập vào Hà Sơn Bình và đến 2008 thì xác nhập vào thủ đô Hà Nội cho đến ngày hôm nay:

Và trên mảnh đất Hà Tây cũ này cũng có rất nhiều các di tích lịch sử văn hoá:

Nổi tiếng ở khu vực Phú Xuyên có chùa Pháp Vân và Pháp Vũ hay còn gọi là chùa Đậu Vì chùa thờ Bà Đậu hay Đại Bồ Tát Pháp Vũ nên chùa được gọi là chùa Đậu và còn có tên là Pháp Vũ tự.

Theo truyền thuyết, chùa được dựng dưới thời Bắc thuộc lần thứ hai (602 – 939), nhưng theo văn bia, chùa được xây dựng từ thời triều nhà Lý.

Điểm đặc biệt lớn nhất ở ngôi chùa này là có 2 pho tượng của 2 vị thiền sư đã đắc đạo và để lại toàm bộ xá lợi đó là thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã tu ở chùa vào khoảng thế kỷ 17, được tạo thành bằng cách bó sơn ta rồi quang dầu ra ngoài chính thi hài các nhà sư. Và Khi chiếu tia X- quang, các nhà nghiên cứu còn thấy rõ xương cốt bên trong thi hài và kết luận rằng: không có vết đục đẽo, không có hiện tượng hút ruột, hút óc và các khớp xương dính chặt với nhau như thể tự nhiên. Đây là hai vị Thiền sư đắc đạo tại chùa, để lại toàn thân xá lợi. Xá lợi đốt không cháy, ngâm trong nước không tan.

Ngoài ra trên mảnh đất Hà Tây còn có rất nhiều các làng nghề nổi tiếng và có tới 1.116 làng nghề mới và cũ còn tồn tại: và ở khu vực Phú Xuyên này thì nổi tiếng có làng nghề đóng giày Phú Xuyên,có chiếc giày da đạt kỷ lục Guinness. Hay làng mộc Vạn điểm 1 địa danh nổi tiếng cũng ở nơi đây

Thưa quý cô chú, anh chị thân mén, mảnh đất này còn sinh ra rất nhiều người con ưu tú cho dân tộc như: MC nguyễn Ngọc Ngạn, đức vua Phùng Hưng, Vua Ngô Quyền, Trạng bùng Phùng Khắc Khoan, đệ nhất sát thủ người bảo vệ Bác Hồ Tạ Đình Đề.

Mảnh đất  Hà Nam

Và Kính Thưa cô chú anh chị hiện tại xe ta đã lăn bánh sang địa phận tỉnh Hà Nam. Và mỗi khi tới đây là người ta lại có câu thở rằng là gì ạ: “Xưa Kia ba tỉnh một nhà – trung quy hội tụ là Hà Nam Ninh – về sau dã biệt Ninh Bình – rời xa Nam Định còn mình Hà Nam. Câu thơ để nói về một địa danh đã tồn tại trong lịch sử được thành lập vào năm 1975 tiền thân của mảnh đất Hà Nam hiện nay. Và chải qua suốt cái quá trình hợp hợp tan tan thì đến năm 1996 thì tỉnh hà Nam đã có diện mạo như ngày nay với 6 đơn vị hành chính gồm TP. phủ Lý. Duy tiên, Kim Bạc, Lý Nhân, Bình Lục và Thanh Niêm. Và cũng qua cái câu chuyện hợp hợp tan tan đó cũng gợi cho chúng ta nhớ lại về những cái tên đã cùng tồn tại trong quá trình lịch sử của đất nước như: Hà Sơn Bình, Nghệ Tĩnh, Cao Bắc Lạng, Hà Tuyên Thái, Bình Trị Thiên… hay là cái sự kiện gần đây nhất là vào năm 2008 trong kế hoạc mở rộng và phát triển Tp Hà Nội thì toàn bộ phần đất của Hà Tây cùng với Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của Hoà Bình đã xác nhập vào Hà Nội. Và cái câu chuyện hợp hợp tan tan này còn tiếp tục kéo dài đến tháng 2 năm 2019 trong cái chương trình giao lưu văn hoá toàn quốc, được tổ chức tại Làng Văn Hoá Văn Lang Phú thọ…

Khi nhắc đến Hà Nam chắc hẳn chúng ta sẽ không thể nào không nhắc tới: Tỉnh có diện tích nhỏ thứ 2 của Việt Nam sau Bắc Ninh, mảnh đất chiêm trũng, hình ảnh cây cầu tõm – Bình Lục Hà Nam, làng Vũ Đại ngày nào, hình ảnh Chí Phèo –Thị Nở, cá kho Làng Vũ Đại, chuối Ngự Tiến Vua, Chùa Bà Đanh, Làng Trống Đọi Tam, Chùa Long Đọi Sơn, hay gần đây một công trình quy mô tầm cỡ của Phật Giáo Chùa Tam Trúc.

Thưa quý đoàn thân mến, nếu nói về hình ảnh cây cầu tõm ý ạ: Từ cầu tõm có thể nói được nhắc đến nhiều nhất là vùng đất Hà Nam – một vùng chiêm trũng, từ tõm chỉ âm thanh phát ra khi người ta đi đại tiện bằng cách này. Lâu dần nó trở thành một từ phổ thông mà mỗi khi nhắc đến những người dân quanh vùng đều hiểu. Thậm chí có người còn ví đây là một nét văn hóa của người dân. Cầu tõm là một kiểu đại tiện không hợp vệ sinh. Vì có nó mà khiến các con mương có chiếc cầu tre bắc qua trở nên ô nhiễm, hôi thối vì phân. Ở miền Tây, người ta còn kết hợp cầu tõm với ao nuôi cá tra, cá basa, cá vồ để tận dụng chất thải làm thức ăn cho cá. Hiện nay chính phủ Việt Nam đang có biện pháp để ngăn tình trạng này.

Tại sao lại nói Vắng Tanh Như Chùa Bà Đanh: “Vắng tanh như chùa Bà Đanh” là câu thành ngữ dân gian để chỉ sự vắng vẻ, đìu hiu. Đó là câu chúng ta vẫn dùng thường ngày, nhưng nguyên nhân ra đời của nó chắc hẳn không phải bất cứ ai cũng biết? Vậy tại sao lại có câu nói như vậy ạ: Chùa Bà Đanh này còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Để lý giải cho thành ngữ “Vắng tanh như chùa Bà Đanh”, nhiều nhà nghiên cứu đưa ra rất nhiều giả thuyết. Nổi tiếng nhất trong số đó là do chùa bà Đanh rất linh thiêng. Tên chùa Bà Đanh dựa trên địa danh thôn Đanh xá nơi chùa tọa lạc và sự vắng vẻ khó hiểu một chốn linh thiêng trang nghiêm bậc nhất như thế có khi được dẫn giải do vị trí độc đạo và thế khuất vắng của chùa. Bên cạnh đó người dân địa phương thường kể lại rằng, Bảo Sơn Tự rất linh thiêng, người đi đường nếu dám cười cợt, bất kính dù chỉ 1 câu cũng sẽ bị trừng phạt nặng nề. Chính vì lẽ đó mà càng ngày càng ít người dám đến thờ cúng do sợ “vạ từ miệng mà ra”. Chùa Bà Đanh là nơi có núi, có sông nhưng lại vô cùng vắng vẻ vì xa khu dân cư cho nên mới hiếm người qua lại. Trải qua thời gian, tuy nhà cửa có được xây dựng nhiều hơn nhưng mà vì chùa vẫn nằm riêng lẻ ở một góc cho nên người dân cũng không có thói quen ghé qua viếng chùa nhiều cho lắm. Chùa Bà Đanh chỉ đông đúc hơn đôi chút vào ngày Rằm hay Mồng Một khi mọi người vào lễ, còn ngày thường rất vắng người tới. Thực tế, còn rất nhiều giai thoại được dân gian truyền miệng nhưng hầu hết đều bị thời gian làm phôi pha hết. Ngày nay, các sự tích đều mang tính tham khảo, tương đối do có nhiều dị bản khác nhau, khó chính xác hoàn toàn. Chùa Bà Đanh ngày nay vẫn đẹp lung linh trong vị thế thắng tích bậc nhất đất Bắc trong hệ thống chùa Phật giáo. Mặt trước, nơi hướng ra sông Đáy, có ngôi đền kín cửa rêu cũ kỳ bí không rõ bên trong thờ phượng vị Thần hay Thánh nào. Và không xa nơi ấy, mấy bước chân, núi Ngọc tua tủa rễ cây nghìn năm bổ túc cho nét hay của cổ tự. Dù chùa bà Đanh dẫu có vắng vẻ, có phần cô tịch nhưng chính điều đó lại làm nên 1 vẻ đẹp mà những ngôi chùa khác hiếm có được, đó là sự thanh tịnh, yên bình đem đến không khí thanh khiết trong lành cho quý Phật tử đến vãn cảnh.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/11/chua-tam-chuc-wondertour.jpg

Chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất nhất thế giới ngày nay được xây dựng trên nền ngôi chùa Tam Chúc cổ tự với niên đại hơn 1000 năm. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt, với cảnh quan mặt hướng hồ lưng tựa núi ( Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tình ). Dù được rất nhiều thợ thủ công lành nghề của cả Phật giáo; Thiên cúa giáo, Hồi giáo thi công những vẫn mang đậm dấu ấn của phong cách chùa cổ Việt Nam.

Chùa Tam Chúc hợp với chùa Bái Đính – Ninh Bình và chùa Hương tạo nên tam giác  “trục du lịch tâm linh” lớn nhất nước, thuận lợi về mặt địa lý giao thông đi lại, tiềm năng trong phát triển du lịch. Một trục đường kết nối thằng 3 điểm sẽ được xây dựng khi đó khoảng cách từ chùa Hương đến chùa Tam Chúc chỉ khoảng 20km.

Sự tích chùa Tam Chúc:

Tương truyền rằng Chùa Tam Chúc gắn liền với truyền thuyết về “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Theo đó, trên dãy núi nằm ở hướng Tây Nam hướng về chùa Hương có 99 ngọn núi. Trong đó có 7 ngọn núi gần với làng Tam Chúc nhất, được dân làng gọi là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”. Trên 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao tỏa sáng như ánh hào quang. Người người thấy ánh hào quang đó kéo đến núi Thất Tinh đục đẽo, chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày hòng lấy đi 7 ngôi sao. Trong 7 ngôi sao có 4 ngôi sao bị đốt nhiều nên đã mờ dần, chỉ còn lại 3 ngôi sao còn sót lại. Vì thế ngôi chùa “Thất Tinh” sau này được đổi tên thành chùa “Ba Sao” ( Chùa Tam Chúc ngày nay). Và xin kính mời cô chú anh chị có dịp sẽ ghé qua ngôi chùa để có thể tìm hiểu kĩ hơn về ngôi chùa cũng như về phật giáo.

Còn bây giờ thì về với mảnh đất Hà Nam ta còn có thể có cơ hội thưởng thức các món ăn đặc sản ở đây như: chuối ngự tiến vua làng Đại Hoàng, Cá Kho làng Vũ Đại, Bánh Cuốn Phủ Lý, Bún cá rô đồng, chim to dần, mắm cáy Bình Lục,… Hết Hà Nam,qua cầu Đoan Vỹ là sang đến địa phận tỉnh Ninh Bình.

Đến với mảnh đất Ninh Bình

Bên tay phải HDV,tay trái của đoàn là căn biệt thự “song sinh” của đại gia Thành Thắng của Ninh Bình xây cho 2 người con ( gây sự chú ý cho khách).

Ninh bimh là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc Việt Nam. Ninh Bình thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng dù chỉ có 2 huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn có địa hình bằng phẳng.

Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Vùng đất Ninh Bình xưa là kinh đô của Việt Nam giai đoạn 968 – 1010 với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Tiền Lý và cũng là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ lịch sử. Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình, lịch sử văn hóa đồng thời sở hữu 2 khu vực là di sản thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ninh Bình hiện là một trung tâm du lịch có tiềm năng phong phú và đa dạng. Năm 2015, Ninh Bình là tỉnh đầu tiên của đồng bằng sông Hồng có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Ninh Bình, Tam Điệp).

Đến với Ninh Bình thì chúng ta có thể nhắc tới rất nhiều các địa điểm du lịch cũng như đặc sản nơi đây như cơm cháy, thịt rê… và các khu du lịch tâm linh sinh thái như: danh thắng Tràng An, tam cốc bích động, Chùa bái Đính, đầm vân Long… Đặc biệt là phải nhắc đến những di tích thăng trầm một thời tiền sử hào hùng của dân tộc. Cố Đô Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam và là quê hương của vị Anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh. Kinh đô này tồn tại 42 năm (968 – 1010), gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền, lăng, đình, chùa, phủ… Kinh đô Hoa Lư xưa, nay chỉ còn là Cố đô Hoa Lư với diện tích tự nhiên 13.87 km² nằm trọn trong Quần thể Di sản Thế giới Tràng An thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Và mảnh đất này thì gắn liền với rất nhiều những câu chuyện lịch sử mang đậm màu sắc huyền thoại và những bí ẩn như về cuộc đời của vua Đinh Tiên Hoàng người con của mảnh đất Ninh Bình: Về xuất thân của vua Đinh Tiên Hoàng cũng mang nhiều bí ẩn và thần thoại: có nhiều giả thiết và nhiều câu chuyện khác nhau, có truyền thuyết cho rằng thì vua là con của dái cá trong đầm, có nguồn tài liệu thì cho rằng vua là con của Đinh Công Chứ một vị quan từ thời Dương Đình Nghệ tức bố vợ của Ngô Quyền đã bị Kiều Công Tiễn giết hại. Nhưng theo Em cảm thấy hợp lý nhất cũng như nhiều độc giả tán thành nhất vẫn là câu chuyện sau: Trong cuốn truyện Ngọn cờ lau lịch sử, tác giả Nguyễn Như (viết năm 1920) kể rằng, Công Trứ và Đàm Thị sánh duyên đã trên dưới chục năm mà chưa có con. Là người học rộng tài cao, có tư chất nên Công Trứ được trọng dụng giao chức Thứ Sử, cai quản vùng Châu Hoan.

Sau 6 năm nhậm chức, người vợ Đàm Thị ở quê nhà mới có điều kiện để vào thăm chồng. Vợ chồng gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. Nào ngờ tai họa lại giáng xuống giữa đêm đó…

Một tướng tinh (Sao Băng) trên trời cao sa xuống dinh quan Thứ Sử. Hào quang của ngôi sao mạnh và tỏa rộng, cùng với nắng nóng ban ngày đã làm khô mọi vật, nên đã xảy ra hỏa hoạn, làm cho tất cả kho tàng, trại lính và dinh thự của quan Thứ Sử đều bị thiêu rụi.

Cũng từ lúc đó, Công Trứ bỗng dưng bị ốm liệt giường, cấm khẩu. Đàm Thị cùng gia nhân và những người tâm phúc lo lắng cho rằng: “Đằng nào thì Công Trứ cũng không sống được nữa, bởi không chết vì triều đình trách tội thì cũng chết vì căn bệnh này” nên mọi người liền đưa Công Trứ về quê.

Về Đại Hữu được một thời gian thì Công Trứ khuất núi, cũng là lúc Đàm Thị phát hiện mình đã có thai. Một thời gian sau quan quân triều đình về, truy xét Công Trứ vì tội làm cháy nhà cửa, kho tàng và dinh thự ở Hoan châu nên tuyên phạt “lưu đày biệt tích và tịch thu toàn bộ gia tư, điền thổ. Nhưng Công Trứ không còn, quan triều đình lại hỏi đến con của Công Trứ và phán rằng: “Sau này nếu sinh con trai, khi đứa con đó đủ mười tám tuổi sẽ phải chịu tội thay cha”.

Vợ chồng Đinh Thúc Dự (là em ruột của Đinh Công Trứ) lo lắng, bàn bạc quyết bảo vệ cháu, nên đã bịa ra câu chuyện rằng Đàm Thị đã bị con rái cá thành tinh hiếp. Nếu có sinh ra con trai thì cũng là “tạp chủng” chứ không phải là con của Công Trứ.  Đó là cái cớ để Đàm Thị sang nương nhờ bên ngoại là Đàm Gia Trang. Đủ chín tháng mười ngày, đêm rằm tháng ba năm 924, Bộ Lĩnh đã cất tiếng khóc chào đời.

Sự thật về thân thế Vua Đinh Tiên Hoàng

Lọt lòng mẹ Bộ Lĩnh đã có tướng mạo phi phàm, mắt nhanh như chớp, sáng như sao, mặt to tai lớn, hàm én mày ngài. Càng lớn Bộ Lĩnh càng giống Công Trứ, nên nỗi lo trong lòng người chú ruột cũng tăng theo năm tháng. Một hôm Thúc Dự bàn với Đàm Thị là đưa đàn trâu cùng Bộ Lĩnh qua sông Đại Hoàng (sông Hoàng Long hiện nay), đến khu núi non thung lũng để chơi với trẻ chăn trâu bên đó.

Bề ngoài Thúc Dự tỏ ra ích kỷ, lạnh lùng, đầy đọa Bộ Lĩnh, mang tiếng đuổi cháu vào rừng chăn trâu cắt cỏ, không được bén mảng về nhà, suốt ngày mò cá mà ăn vì là “Con rái cá, giống tạp chủng”. Nhưng bên trong, Thúc Dự bí mật rước một thầy dạy thật giỏi, cả văn lẫn võ tên là Lưu Phúc, cung cấp tiền của, nhờ Thầy giữ kín không cho Bộ Lĩnh cùng mọi người xung quanh biết, quyết cho Bộ Lĩnh học văn, luyện võ.

Việc quan lưu tại án văn, nên vài năm sau, quan quân triều đình lại rầm rập kéo về gặp Thúc Dự, vì có tin ngầm báo Bộ Lĩnh đã lớn, là con ruột của Đinh Công Trứ. Hai vợ chồng Thúc Dự cùng nhau vẽ ra một câu chuyện khiến quan quân triều đình tin rằng, Bộ Lĩnh đúng là con của một rái cá như: “Nó đen trũi, lặn ngụp dưới sông Sào Khê, mò cá ăn sống, mắt nó bây giờ đỏ lòm và lông lá mọc đầy người” hoặc “Khi nó 9-10 tuổi, đã rất giỏi bơi lặn”.

Ai cần mua một con ba ba to bằng nào, chỉ cần lấy que vẽ khoanh xuống đất. Nó nhìn một lượt rồi nhảy tùm xuống nước, chỉ một loáng là nó đã nắm cổ một con ba ba đúng như hình vẽ. Nó như một con ma rái cá vậy” để có thể qua mặt được quan quân triều đình.

Lý giải trong cuốn truyện này cũng đồng nhất với nhiều tài liệu sau này của các nhà nghiên cứu lịch sử. Theo đó, Đinh Bộ Lĩnh sinh trưởng trong một gia đình quan chức, cha là Tiết độ sứ ở vùng Châu Hoan.

Khi cha mất, ông cùng với mẹ và toàn bộ gia nhân về quê sinh sống. Với lứa tuổi đang độ trưởng thành, cộng với trí thông minh, tài năng bẩm sinh và ý chí mạnh mẽ của chàng thanh niên con quan có học, Đinh Bộ Lĩnh dễ dàng chiếm được lòng mến phục của lớp trai trẻ châu Đại Hoàng.

Ông đã tập hợp quanh mình nhiều bạn bè cùng trang lứa và còn thu phục được sự tin tưởng nể vì của các bậc bô lão trong vùng,

Và tuổi thơ của ông gắn liền với sống nước và lũ trẻ chăn trâu, do tịn tịn nganh tàn mải chơi trận có lần ông thị trâu của chú ruột để khao quân nên đã bị chú ruột đuổi rút kiếm đòi giết Vua đã bỏ chạy đến sông Đại Hoàng thì ngã xuống sông và đã có con rồng vàng bay lên cứu vua qua sông rồi vua đã phiêu bạc theo sông nước về với vùng Thái Bình gia nhập nghĩa quân Trần Lãm, sau này Trần Lãm mất đã giao toàn bộ binh quyền cho Đinh Bộ Lĩnh rồi ông về quê chiêu mộ quân binh.

dần dần ông đã trở thành người cầm đầu của cả châu Đại Hoàng thời ấy. Cùng với đội ngũ bạn bè thời niên thiếu như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ, Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn 12 sứ quân, lập nên nhà nước Đại Cồ Việt sau 1.000 năm Bắc thuộc, đồng thời cho đúc tiền để khẳng định nền độc lập tự chủ.

Ngay cả cái chết của vua vẫn là bí ẩm của lịch sử. Xin kể với cô chú anh chị một vài giả thiết. ( Kiến thức nâng cao)

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/11/co-do-hoa-lu-wondertour.jpg

Ngoài ra thì đến với Ninh Bình một nhân vật nổi tiếng nữa không thể không nhắc tới với những câu chuyện truyền thuyết và bí ẩn và đã được phong thánh đó chính là: Nguyễn Minh Không. Ông là một vị cao tăng đứng đầu tổ chức Phật giáo của triều đại nhà Lý trong lịch sử, là vị thiền sư sáng lập nên nhiều ngôi chùa nhất ở Việt Nam, được tôn vinh là ông tổ nghề đúc đồng và cũng là ông tổ nghề Đông y Việt Nam….câu chuyện liên quan tới Từ Đạo Hạnh, tới sự tích trâu vàng Hồ Tây, tới chưa bệnh cho vua.

Thưa quý cô chú, anh chị, hiện tại xe mình sắp tới một cây cầu, đó chính là Cầu Gián Khẩu, là cây cầu nằm trên quốc lộ 1A xuyên Việt. Là cây cầu nằm ở cửa sông Hoàng Long, nơi con sông này đổ vào sông Đáy. Cầu nằm giữa địa bàn 2 huyện Gia Viễn và Hoa Lư của tỉnh Ninh Bình. Và vì sao cây cầu này lại có tên là cầu Gián Khẩu thì kính thưa cô chú, anh chị. Vào thời Nam Bắc Triều Lê Mạc. Trong lịch sử Việt Nam chỉ duy nhất có vua Mạc Mậu Hợp là dám làm chuyện hôn quân, bạo chúa, cướp vợ  bề tôi của mình để thỏa mãn dục vọng . Ông đã lập kế định giết một danh tướng trong triều để cướp vợ khiến cho một bộ phận binh lực nhà Mạc đã theo viên tướng này về quy phục vua Lê làm cho thế lực của Mạc Mậu Hợp ngày càng suy yếu.

Câu chuyện sảy ra vào cuối năm 1592, Chị gái của Thị Niên là hoàng hậu của Mậu Hợp vì thế Thị Niên thường được ra vào trong cung. Mậu Hợp thấy Thị Niên, đem lòng yêu mến bèn ngầm tính kế giết Văn Khuê để cướp vợ y”.

Nguyễn Thị Niên sợ hãi bèn sai người hầu cận mật chạy đi báo cho Bùi Văn Khuê. Văn Khuê biết chuyện, bèn dẫn quân bản bộ về giữ hạt Gia Viễn, không theo mệnh lệnh của triều đình. Mậu Hợp mấy lần vời cũng không tới, bèn sai tướng dẫn quân tới hỏi tội.

Văn Khuê đã trưng binh chống chả, và cho ngừoi đến xin Trịnh Tùng và vua lê đầu hàng Nam chiều và xin quân cứu viện. Cứ như vậy Liên tiếp hơn 10 tướng Mạc sang hàng Lê. Tình hình nhà Mạc ngày càng nguy cấp, khi đó trong triều chỉ còn trông cậy vào một mình Mạc Ngọc Liễn. Quân Nam triều chia hai đường thủy lục cùng đánh từ Hát Giang. Mạc Ngọc Liễn dàn chiến thuyền chống cự, trồng cột gỗ dưới lòng sông, đắp lũy trên bờ cố thủ. Trận chiến diễn ra ác liệt. Tới ngày 14 tháng 12,1592 quân Mạc bị quân Nam triều phá, Ngọc Liễn bỏ thuyền chạy về núi Tam Đảo, quân Mạc tan vỡ. Sau Phan Ngạn cũng về với Trịnh Tùng, Kế quận công Phan Ngạn và Mỹ quận công Bùi Văn Khuê lại cùng là tướng của Trịnh Tùng, Trịnh Tráng. Sau đó Phan Ngạn lập mưu giết chết Bùi Văn Khuê để cướp vợ Mỹ quận công. Bà Nguyễn Thị Niên nén hờn căm, “vui vẻ” nhận lời Phan Ngạn đến dự tiệc rượu trên thuyền, chuốc cho say Kế quận công rồi hô quân của bà bịt miệng tên hiếu sắc và thả xuống sông. Trả được thù chồng rồi, bà bảo đưa thuyền ra giữa sông Hoàng Long, gieo mình tự vẫn. Xác Bà Nguyễn Thị Niên trôi đến Vực Vọng, dân làng Chi Phong chôn cất và xây đền thờ Bà. Hiện vẫn còn mộ và đền thờ Bà Chúa Vực Vông. Theo nhiều tài liệu được lưu giữ ở giòng họ Thái bảo Thường quốc công Nguyễn Quyện thì chiếc cầu được đặt tên là Gián Khẩu chính là để ca ngợi chiến công của liệt nữ Nguyễn Thị Niên. Gián Khẩu có nghĩa là bịt miệng. Chữ Gián (chữ môn, trong có chữ nhật) là làm cho cách ra.Ở Canh Hoạch, ngày giỗ cụ Nguyễn Quyện là ngày giỗ của cả làng, của Hội Người cao tuổi đứng ra tổ chức chứ không chỉ là của họ Nguyễn. Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Bặc toàn quốc thì các cụ Nguyễn Thiến, Nguyễn Quyện… là hậu duệ Thái thủy tổ Nguyễn Bặc thuộc dòng họ cụ Nguyễn Xí, đại thi hào Nguyễn Du là hậu duệ 8 đời của trạng nguyên Nguyễn Thiến mà các đời trước đó đã vào Hà Tĩnh.

Trành An – Tên Gọi

Tên gọi “Tràng An” xuất phát từ cách đây hơn một ngàn năm, sau khi vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước và đóng đô ở Hoa Lư.

Trong số các thành trì ở Hoa Lư, có một thành đóng vai trò quân sự quan trọng đó là thành Nam. Với nhiệm vụ bảo vệ sự bình cho kinh đô, thành Nam đã được đặt tên Tràng An – đọc chệch từ chữ Trường Yên có nghĩa là sự yên bình bền lâu cho đất nước.

Quả thực, tên gọi này đã phản ánh chính xác cuộc sống “trường yên” của người dân Tràng An lúc bấy giờ. Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, ông đã xây dựng lại trật tự kỉ cương và luật pháp, lại ngăn chặn quân phương bắc xâm lược Đời sống của người dân đã trở nên yên ổn, ấm no. Người người tập trung lao động sản xuất mà chẳng lo trộm cắp, cướp giật, giết người, thậm chí đi ra ngoài cũng không cần cài then cửa. Nhiều người đã ví von sự bình an, no ấm ở kinh đô Hoa Lư cũng giống chẳng kém gì kinh thành Trường An ở phương bắc.

Ngày nay, tên gọi Tràng An không chỉ gói gọn trong phạm vi thành Tràng An cổ mà đã được đặt tên cho khu du lịch sinh thái Tràng An và toàn bộ quần thể danh thắng Tràng An bao gồm nhiều di tích lịch sử và thiên nhiên khác nhau. Nếu có dịp tới thăm Tràng An, bạn sẽ không chỉ tới thăm cố đô Hoa Lư mà sẽ mất nhiều ngày để khám phá hết toàn bộ các danh lam thắng cảnh trong đó.

Tam Cốc – Bích Động là quần thể hang động ở vùng đất xã Ninh Hải huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Tam Cốc – Bích Động còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như “vịnh Hạ Long trên cạn” hay “Nam thiên đệ nhị động” là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Toàn khu vực bao gồm hệ thống các hang động núi đá vôi và các di tích lịch sử liên quan đến hành cung Vũ Lâm của triều đại nhà Trần. Quần thể danh thắng Tràng An – Tam Cốc được Thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt và đã được tổ chức UNESCO xếp hạng di sản thế giới.

Tam Cốc: Tam Cốc. Còn dân địa phương ở đây gọi là Ba Hang, gồm: Hang Cả, hang Hai, Hang Ba. Cả đi cả về đi hết 3 hang hết 2 tiếng”.

Chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ được xây dựng trên dãy núi đá vôi Trường Yên thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đây là một di tích lịch sử văn hóa thuộc Quần thể danh thắng Tràng An Tam Cốc – Bích Động đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và UNESCO công nhận là di sản thế giới. Chùa Bích Động nguyên có tên “Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng”- nghĩa là ngôi chùa bằng đá đẹp và trong trắng như ngọc ở chốn thâm sơn cùng cốc, năm 1774 chúa Trịnh Sâm tới đây mới đổi tên là chùa Bích Động

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1, năm 2010 chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam. Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc – Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai đã diễn ra tại chùa Bái Đính trong tháng 3 năm 2014.

Đền Quán Cháo rêu phong, cổ kính, tọa lạc trên đỉnh dốc nằm sát Quốc lộ 1A thuộc địa phận phường Tây Sơn, thành phố Tam Điệp tỉnh Ninh Bình, đền có tên chữ là Chúc Sơn Tiên Từ (nghĩa là: Đền Tiên núi Cháo) thờ Mẫu Liễu Hạnh – một trong tứ bất tử của điện thần Việt Nam.  Truyền thuyết cho rằng nơi đây là nơi Thánh Mẫu hiển linh giúp Vua Quang Trung đưa quân ra dẹp quân Thanh.

Địa danh này từ xa xưa đã đi vào lòng người và ngay cả những câu ca dao hay câu thơ cũng rất được nhiều người chọn lựa làm đề tài viết. Ngôi đền này còn lưu giữ nhiều bài vị, đồ tế lễ, thờ cúng rất độc đáo, đặc biệt là truyền thuyết về các tiên nữ dâng cháo lên nghĩa quân Tây Sơn trước giờ xung trận.

Nói đến đền Quán Cháo, không thể bỏ qua chiến thắng Đống Đa của vua Quang Trung. Trận đại phá quân Thanh như một hào quang sáng rực trong lịch sử nước nhà. Di tích lịch sử đền Quán Cháo gắn liền với huyền thoại Thánh mẫu đã biến thành cô gái bán hàng cháo, để dâng cháo cho quân lính Tây Sơn và cứu giúp những người cơ nhỡ độ đường và ứng đối thơ phú với bao nhiêu tao nhân mặc khách. Nhờ vậy nghĩa quân Tây Sơn thêm mưu trí, dũng mãnh chiến đấu, quét sạch quân xâm lược. Chỉ trong 5 ngày xuất quân, 5 đạo quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Mãn Thanh.

Khu di tích phòng tuyến Tam Điệp là gọi theo tên gọi phòng tuyến Tam Điệp của nghĩa quân Tây Sơn, được xây dựng vào cuối năm Mậu Thân (1788) để chuẩn bị lực lượng cho chiến dịch thần tốc, đánh tan 29 vạn quân xâm lược Thanh và bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789).

Vào cuối năm Mậu Thân (1788), bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh vào xâm lược nước ta. Trước sức mạnh ban đầu của giặc, Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm cùng các tướng lĩnh Bắc Hà rút lui chiến lược về xây dựng phòng tuyến Tam Điệp và Biện Sơn, hai mặt thủy bộ liên lạc với nhau, giữ lấy chỗ hiểm yếu. Phòng tuyến Tam Điệp là giới hạn rút quân cuối cùng của nghĩa quân Tây Sơn, nhằm đề phòng, ngăn chặn cuộc tiến công của địch, bảo đảm bí mật và an toàn cho hậu phương ở phía Nam. Khi Quang Trung tiến quân ra Bắc, phòng tuyến Tam Điệp lại là nơi tập kết của nghĩa quân Tây Sơn (từ 20 – 12 năm Mậu Thân tức 15 tháng 1 năm 1789 đến 30 – 12 năm Mậu Thân tức ngày 25 – 1 – 1789).

Phòng Tuyến Tam Điệp, gồm có 3 đỉnh đèo của Tam Điệp và một cụm đồn lũy, Kẽm Đó, lũy ông Ninh, đồn Tam Điệp, chặn ngang đường Thiên lý từ Bắc vào Thanh Hóa.

Đường Thiên lý ra Bắc vào Nam chạy trên 3 đỉnh đèo Tam Điệp, đỉnh cao nhất khoảng 110m. Thế kỷ 16, lợi dụng địa thế hiểm trở của dãy núi của Tam Điệp, chính quyền phong kiến Lê – Trịnh đã đắp một số thành luỹ ở cả hai mặt Bắc Nam đèo Tam Điệp và lấy Tam Điệp làm ranh giới giữa Nam triều và Bắc triều.

Tại Kẽm Đó ở hai bên đường Thiên lý được đắp hai đoạn lũy nối liền với vách núi thành một cửa ải kiên cố. Cách Kẽm Đó khoảng 400m về phía Bắc là “lũy ông Ninh”, nối giữa 2 dãy núi gọi là núi Thành, ở giữa chiến lũy có một lối đi, hai bên có kè đá như “cửa lũy”. Phía Tây chiến lũy có một con hào rộng khoảng 8m, phòng sự tấn công của đối phương từ đường thiên lý vào.

Cách chiến lũy này khoảng 100m là “đồn Tam Điệp”, rộng khoảng 1 mẫu bắc bộ, kiểm soát con đường thiên lý ở phía Bắc cửa ải.

Khi rút lui chiến lược xây dựng phòng tuyến Tam Điệp vào cuối năm Mậu Thân (1789), nghĩa quân Tây Sơn đã sử dụng những đồn lũy này cho nên có nhiều truyền thuyết về Nguyễn Huệ và nghĩa quân Tây Sơn ở đây. Nhân dân địa phương quan niệm “lũy ông Ninh” là cửa tiền và “lũy Quận Kế” là cửa hậu của nghĩa quân Tây Sơn.

Riêng đồn Tam Điệp được sử dụng từ đời Lê đến đời Tây Sơn đời Nguyễn và thuộc chính quyền Nguyễn Quang Toản khi đã suy yếu, nhưng đã đóng đồn ở Tam Điệp để chống lại chính quyền Nguyễn Ánh. Khi triều Nguyễn được thiết lập cũng sử dụng đồn Tam Điệp để kiểm soát con đường thiên lý ra Bắc vào Nam.

Tại Kẽm Đó, hai con đường thiên lý còn vết, hai đoạn lũy ngắn nối liền với vách núi đã bị phá hủy gần hết. Lũy ông Ninh còn khá rõ, dài 135m, chiều rộng 15m, đường cái, đồn Tam Điệp còn hai dấu vết mờ nhạt ở bờ thành phía Đông.

Hiện nay trên đỉnh đèo Tam Điệp, đèo cao nhất (thuộc phần đất tỉnh Thanh Hóa) còn một tấm bia ghi bài thơ “Qua Tam Điệp Sơn” (qua núi Tam Điệp) tạc năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), ghi lại một bài thơ của Thiệu Trị làm khi đi tuần du qua đây.

Thanh Hoá

Thanh Hóa, hay còn được gọi là xứ Thanh, là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam.

Thanh Hóa là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước. Hiện nay Thanh Hóa có :tp. Thanh Hoa, TP. Sầm Sơn, tx. Bỉm Sơn, và 24 huyện, là một trong những tỉnh thành có đơn vị hành chính nhiều nhất cả nước.

Thanh Hóa là tỉnh đầu của phần giữa nước ta, tức là cái lưng con rồng. Từ xương sống Trường Sơn có những giẻ xương sườn chảy ra biển: Dãy núi đá vôi Tam Điệp, đám núi Xước, Quỳnh Lưu, núi Hoàng Sơn, Hoành Sơn. Tỉnh Thanh Hóa Bắc giáp Ninh Bình với dãy núi đá Tam Điệp, Tây giáp núi Pu Luông đầu dãy Trường Sơn, Nam giáp Nghệ An với dãy núi Quỳnh Lưu, phía Đông giáp biển Đông. Với đầy đủ các địa hình Thanh Hóa được gọi là Việt Nam thu nhỏ.

Khí hậu Thanh Hóa thuộc vùng chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Trung Bộ. Nhiệt độ trung bình 23-24oC. Nằm ở độ cao không lớn, lại nằm kế biển nên mùa đông không lạnh lắm, mùa hè dịu mát hơn, giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy đều thuận lợi.

Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng rất lớn. Những thắng cảnh đặc sắc như bãi biển Sầm Sơn, động Hồ Công, núi Hàm Rồng… Thanh Hóa có nhiều di tích gắn với lịch sử của dân tộc như Lam Kinh, thành nhà Hồ. Đến thăm các di tích này, du khách sẽ hiểu được một giai đoạn hào hùng đầy biến động của dân tộc.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/11/cong-den-ba-trieu-wondertour-300x216.jpg

Đây cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt cổ.

Cách đây khoảng 6.000 năm đã có người sinh sống tại Thanh Hóa. Các di chỉ khảo cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa Bút. Và sau đó là nền văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã phát triển rực rỡ. Thời Nhà Hán chính quyền đô hộ Thanh Hóa thuộc quận Cửu Chân.

Ở thời kỳ tự chủ thì Thanh Hóa được đổi tên nhiều lần nhưng Thanh Hóa vẫn là tỉnh có số lần sát nhập và chia tách ít nhất cả nước.

Ở thời Nhà Đinh và Tiền Lê Thanh Hóa gọi là đạo Ái Châu. Ở thời Nhà Lý thời kỳ đầu gọi là trại Ái Châu, vào năm Thuận Thiên 1 thì gọi là Phủ Thanh Hóa. Và vào thời nhà Trần thì huyện Nông Cống đã được thành lập. Năm 1403, Hồ Hán Thương đổi phủ Thanh Hóa thành phủ Thiên Xương. Thời Nhà Lê, Thanh Hóa là thừa tuyên Thanh Hoá.

Sau khi Nhà Nguyễn lên nắm quyền, vào năm Gia Long thứ nhất (1802), đổi gọi là trấn Thanh Hóa. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa (Hoa: tinh hoa). Đến năm Thiệu Trị thứ ba (1843), lại đổi thành tỉnh Thanh Hóa.[10] Tên gọi Thanh Hóa không đổi từ đó cho tới ngày nay. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các cấp hành chính là châu, phủ, quận được bãi bỏ. Tỉnh Thanh Hóa lúc này có 21 đơn vị hành chính gồm thị xã Thanh Hóa và 20 huyện

Ngày 18 tháng 12 năm 1981, thành lập 2 thị xã Bỉm Sơn (tách ra từ huyện Trung Sơn) và Sầm Sơn (tách ra từ huyện Quảng Xương).

Ngày 1 tháng 5 năm 1994, chuyển thị xã Thanh Hóa thành thành phố Thanh Hóa.

Ngày 19 tháng 4 năm 2017, chuyển thị xã Sầm Sơn thành thành phố Sầm Sơn.

Thanh Hóa có truyền thống văn hóa lâu đời được gọi là đất “ địa linh nhân kiệt ” đã cung cấp cho đất nước biết bao danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, nơi phát tích của các triều Tiền Lê, Hậu Lê, nhà Hồ, chúa Trịnh, chúa Nguyễn mà dấu ấn còn ghi lại ở các vùng quê với các đền đài, miếu mộ, lăng tẩm. Hiếm có vùng đất nào lại sinh ra tới “ ba dòng vua ”, “ hai dòng chúa ” như ở đất Thanh. mảnh đất anh hùng,nơi được coi là phát tích của các vua chúa phong kiến Việt Nam “Vua Xứ Thanh – Thần Xanh Nghệ”,….

Nội dung thuyết minh còn tiếp….liên hệ Wondertour để được hướng dẫn tải bài thuyết minh đầy đủ.

3. Đăng ký tour

Để đăng ký tour công nhân, du lịch biển: Hà Nội – Sầm Sơn tại đây

hoặc liên hệ với Wondertour
Địa chỉ: 100 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 02437722777, Hotline: 0931722777

Hướng dẫn viên: Lường Hoài Nam

         Hướng dẫn viên biển đảo

Bài thuyết minh độc quyền trên Wondertour, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức

 




    Đăng ký tư vấn

      Đặt tour đoàn/ Nhóm riêng

      • Dự kiến khởi hành

      • Dự kiến ngày về


      Thông tin khách hàng


      Bài xem nhiều